Cựu CEO Steve Jobs của hãng Apple vốn được mọi người biết đến với phong cách lãnh đạo độc đoán, quyết liệt. Ông từng nghe nói: "Tôi sẽ dành hơi thở cuối cùng mình nếu tôi cần đến, và tôi sẽ dành từng đồng xu trong khoản tiền 40 tỷ USD của Apple tại ngân hàng, để sửa chữa sai lầm này, tôi sẽ phá hủy Android vì đó là một sản phẩm bị đánh cắp. Tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến tranh hạt nhân về điều này."
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Journal of Business Ethics xem xét những tác động của thuật hùng biện bạo lực, gây hấn của nhà lãnh đạo đến việc ra quyết định mang tính đạo đức của các nhân viên trong một công ty.
Chúng ta đã từng nghe câu ngạn ngữ "all’s fair in love in war." (Tạm dịch: tất cả đều được phép trong tình yêu và chiến tranh). Câu nói này cũng phần nào minh họa những phát hiện của cuộc nghiên cứu, vốn chỉ ra rằng chuẩn mực đạo đức trong thời bình là những suy nghĩ bình thường, được coi là khác biệt so với đạo đức trong thời chiến.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng chiến tranh và nghệ thuật ẩn dụ chiến đấu để truyền cảm hứng cho đội ngũ của họ nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thuật hùng biện bạo lực có tác dụng dựng lại và vẽ nên bức tranh sinh động về các loại thành công mà bạn đang hy vọng sẽ giành được. Nghiên cứu này chỉ ra rằng thuật ẩn dụ định hình mạnh mẽ đến cách mọi người nghĩ về những tương tác xã hội và thực hiện các quyết định mang tính xã hội.
Tuy nhiên, với các CEO thường sử dụng ngôn ngữ bạo lực tại nơi làm việc cần phải nhận thức được những tác động mà nó mang theo. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Business Ethics cho thấy rằng các nhân viên tại những công ty cạnh tranh có nhiều khả năng hạ thấp hơn những tiêu chuẩn của họ và đưa ra quyết định ít đạo đức sau khi bị đe dọa với ngôn ngữ bạo lực. Những CEO sử dụng ngôn từ mang tính gây hấn có khuynh hướng thúc đẩy động lực của nhân viên chơi bẩn đối thủ cạnh tranh.
Giáo sư kế toán David Wood thuộc đại học Brigham Young University và 2 đồng tác giả Josh Gubler, giáo sư chính trị và Nathan Kalmoe thực hiện 2 trải nghiệm với 269 tình nguyện viên trong nghiên cứu trên. Tại thí nghiệm đầu tiên, họ được chia thành 2 nhóm và nhóm đầu tiên được đọc một thông điệp động viên từ một CEO có nội dung như sau:
Để điều này kết thúc, tôi đang tuyên chiến với các đối thủ cạnh tranh trong nỗ lực nhằm gia tăng thị phần của chúng ta. Tôi muốn các bạn chiến đấy cho từng khách hàng và làm bất cứ điều gì để chiến thắng trong trận chiến này. Để tạo động lực cho các bạn chhieens đầu, tôi sẽ trao thưởng cho 10 đội ngũ bán hàng đứng đầu và một khách mới, mọi chi phí cho kỳ nghỉ tới Hawaii sẽ được chi trả.
Một nửa nhóm còn lại cũng nhận nội dung tương tự nhưng những từ như chiến tranh, chiến đấu, trận chiến được thay bằng nỗ lực hết mình, cạnh tranh. Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm đầu tiên có xu hướng đăng những phản hồi, xếp hạng giả mạo về đối thủ cạnh tranh.
“Xuất phát từ khích lệ của CEO, họ không nghĩ rằng mình đang rơi vào những tình huống phi đạo đức”, Wood cho biết. “Bạn không thể chỉ nói, “Được rồi mọi người, các bạn cần tốt hơn, đừng trở nên tồi hơn” bởi họ không nghĩ rằng họ đang trở nên xấu xa.
Trong phần hai của nghiên cứu, nhóm tác giả kiểm tra các tình nguyện viên sẽ bẻ cong chính sách bán hàng nội bộ như thế nào (không bán hàng cho những người có điểm tín dụng thấp hơn 600) nhằm tăng doanh số bán hàng sau khi nhận email trên. Một lần nữa, nhóm đầu tiên là những người có xu hướng phá vỡ nguyên tắc đã đặt ra.
Rõ ràng việc sử dụng ngôn từ hơi hướng gây hấn của lãnh đạo có tác động đến việc ra quyết định mang tính đạo đức của những nhân viên. Gubler cho biết: “Cách thúc đẩy bạo lực của người lãnh đạo tác động đến sự sẵn lòng của bạn để nói dối, lừa gạt và bỏ cong các quy tắc đạo đức. Những điều này rất quan trọng đối với các CEO.”
Wood còn bổ sung thêm: “Môi trường của chúng ta tác động đến những lựa chọn của mình hơn nhiều so với mức độ chúng ta nhận ra.”